NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI LỰA CHỌN VẬT LIỆU TRẦN NHÔM
Thay vì phủ một lớp sơn đơn điệu lên bề mặt trần, bạn có thể tạo nên một bức tranh đầy màu sắc bằng các chất liệu trần hiện đại. Thực tế không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm chọn đúng vật liệu mặt trần tương thích với thiết kế. Một vài tips nhỏ dưới bài viết sẽ phần nào giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định hơn đấy nhé!
Trên thị trường hiện có rất nhiều chất liệu làm mặt trần khác nhau
Định hướng kiến trúc trần hiện nay
Nhiều người thường bỏ qua việc trang trí mặt trần vì cho rằng đây là khu vực không mấy được để ý. Song, quan điểm này đã dần thay đổi sau khi kiến trúc được “cách tân”, yêu thích cái đẹp trở thành xu hướng và nhiều hệ trần độc đáo cũng ra đời.
Các loại trần phổ thông
Nhằm thỏa mãn các yêu cầu đa dạng từ phía khách hàng, hiện có rất nhiều các dòng vật liệu mặt trần khác nhau được bày bán trên thị trường, tiêu biểu như:
Mặt trần thạch cao
Chất liệu trần thạch cao có trọng lượng nhẹ, dễ dàng thi công & tạo hình với mức chi phí hạt dẻ. Loại trần này cũng có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt nên thường được lắp đặt cho các công trình như nhà riêng, văn phòng, siêu thị, …
Mặt trần nhựa
Giá thành thấp, dễ dàng thi công là lợi thế giúp vật liệu nhựa được nhiều khách hàng chọn lựa để lắp đặt mặt trần. Những tấm trần nhựa PVC không chỉ nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình mà còn ngăn chặn hiện tượng ẩm mốc do hơi nước ngưng đọng gây ra.
Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy các tấm nhựa PVC chứa khí clo độc gây hại cho sức khỏe con người.
Mặt trần bằng gỗ
Là vật liệu thiên nhiên cho cảm giác gần gũi, gắn kết với con người nên gỗ luôn được ưu tiên lựa chọn để gia công các món đồ nội thất mang tới không gian ấm cúng, sang trọng, thời thượng và quý phái.
Trần gỗ thường được lắp đặt tại các khu vực có khí hậu mát hoặc lạnh, tránh các vùng khí hậu nắng nóng vì sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng cong vênh.
Chất liệu gỗ cao cấp, sang trọng thường được lắp đặt tại nhà riêng
Trần nhà bằng nhôm
Xuất hiện cách đây khoảng 15 năm trước, trần nhôm đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường khi hội tụ nhiều đặc tính nổi bật. Được đánh giá là chất liệu bền bỉ, bề mặt lạnh, tốc độ làm mát tốt nên có thể chịu được ở môi trường khí hậu nóng quanh năm, có nền nhiệt cao.
Xu hướng Trần nhôm trong ngành xây dựng
Hệ trần nhôm đã & đang được lắp đặt tại công trình với quy mô lớn nhỏ khác nhau từ dân dụng cho tới các công trình cao cấp. Sở hữu tính ứng dụng cao, phù hợp với nhiều mẫu thiết kế với đa dạng phong cách kiến trúc nên mỗi mặt trần nhôm sau khi hoàn thiện đều mang nét độc đáo riêng.
Mặt trần nhôm có thể hiện được tinh thần của nhà thiết kế xây dựng hay không, có lôi cuốn và làm thỏa mãn tính thẩm mỹ hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thiết kế có thực tế không, quá trình thi công, lắp đặt phải đúng kỹ thuật,…
Ưu điểm
Tại sao vật liệu trần nhôm lại thu hút sự quan tâm và yêu thích của khách hàng đến vậy? Cùng tìm hiểu chi tiết qua một số đặc tính nổi trội sau:
Độ bền cao: Là kim loại ít bị ăn mòn trong điều kiện tự nhiên lại được bao phủ bởi lớp sơn nên bề mặt trần nhôm không dễ xuống cấp với tuổi thọ lên đến vài chục năm.
Khả năng cách âm hoàn hảo: Nhằm tiêu âm hiệu quả trên bề mặt các tấm nhôm thường được đục lỗ tiêu âm giúp hút âm, ngăn chặn tiếng ồn bên ngoài, tạo không gian yên tĩnh thích hợp để nghỉ ngơi và làm việc.
Vật liệu trần nhôm cách điện, cách nhiệt tốt
Khả năng chống cháy tốt: Một lớp sơn tĩnh điện và lớp phim cách nhiệt sẽ được phủ lên bề mặt tấm nhôm để đảm bảo tính an toàn trong quá trình sử dụng. Thậm chí, lớp phủ bề mặt này còn có khả năng cách điện, cách nhiệt cực đỉnh.
Không bị thấm nước gây hư hỏng: Tấm ốp nhôm có khả năng chống thấm hoàn hảo mà không phải chất liệu mặt trần nào cũng có thể làm được.
Hệ khung chắc chắn: Tạo liên kết bền vững cho toàn bộ công trình, hạn chế hư hỏng và bảo dưỡng định kỳ.
Điểm nhấn ấn tượng cho các công trình mặt bằng lớn: Trần nhôm cho phép thi công những thiết kế mới lạ mang phong cách hiện đại nhưng không kém phần đẳng cấp.
Hệ trần chuyên dùng: Thường được lắp đặt tại bệnh viện, các trạm xăng dầu, nhà thờ tôn giáo, … những công trình đòi hỏi mặt trần độc đáo.
Trần & module dài: Mặt trần dài & module dài lên đến 6 tạo tính liên kết cho toàn bộ công trình.
Tính tiện lợi: Dễ dàng tạo ra các nắp thăm kỹ thuật với sự đồng bộ trong thiết kế.
Nhược điểm
Bất cứ vật liệu nào cũng sẽ tồn tại những yếu điểm nhất định và hệ trần nhôm cũng vậy khi có:
– Chi phí cao hơn so với các chất liệu làm trần có mặt trên thị trường.
– Không có khả năng tạo hình đa dạng, không đáp ứng được một số thiết kế phức tạp.
– Đòi hỏi đội ngũ thi công chuyên dụng, có kiến thức & kinh nghiệm lắp đặt.
– Hệ khung nặng hơn so với trần thạch cao, cần lắp đặt đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn và chất lượng cho toàn bộ công trình xây dựng.
Công trình sử dụng
Trần nhôm ngày càng được ứng dụng phổ biến trong các công trình, thích hợp lắp đặt trong nhà lẫn ngoài trời với nét kiến trúc hiện đại, cụ thể như:
– Thi công làm trần cho văn phòng làm việc, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng.
– Lắp đặt tại các công trình công cộng như đại sảnh, trung tâm thương mại, cao ốc, ..
– Vật liệu làm trần cho sân bay, nhà ga, bến xe.
Trần nhôm có tính ứng dụng cao được lắp đặt tại nhiều khu vực xây xây dựng
Thiết kế và thi công mặt trần nhôm chuyên nghiệp không chỉ đảm bảo an toàn cho hệ thống công trình mà còn khiến người chiêm ngưỡng phải nể phục. Mong rằng với những đặc điểm nổi bật của vật liệu nhôm làm trần được đề cập trên bài viết sẽ giúp bạn nhanh chóng chọn ra chất liệu ưng ý. Liên hệ với Top American Corporation để nhận được tư vấn tốt nhất nhé!
Liên hệ ngay với chúng tôi
Hotline: 0933.178.272 – 0934.562.033
Website: www.tac-industry.com
Fanpage: Top American Corporation
để được tư vấn và giải đáp những thắc mắc về sản phẩm.