KỸ THUẬT THI CÔNG VẬT LIỆU TRẦN & LAM

Bạn thắc mắc không biết kỹ thuật thi công vật liệu Trần & Lam sẽ diễn ra như thế nào? Cần đáp ứng những tiêu chí gì để công trình hoàn thiện đạt chất lượng tốt nhất? Sự băn khoăn của bạn sẽ được giải tỏa sau khi bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Vật liệu Trần & Lam có tính ứng dụng cao trong xây dựng

1. Tại sao nên lựa chọn thi công vật liệu Trần & Lam?

Đa phần mọi công trình kiến trúc đều không thể thiếu bản thiết kế, thi công hệ trần & lam. Đây đều là hai vật liệu ( hạng mục chứ ko phải vật liệu ) xây dựng quen thuộc trong quá trình hoàn thiện công trình. Lý do là bởi nó tạo ra một không gian sống lý tưởng, đảm bảo tính an toàn và sự hoàn hảo về thẩm mỹ.

Với những công năng riêng, Trần và Lam đã & đang làm tốt nhiệm vụ của mình với tính ứng dụng cao được lắp đặt bởi rất nhiều chất liệu khác nhau. Nổi bật hơn cả chính là vật liệu Trần & Lam nhôm với những ưu thế riêng được rất nhiều ông chủ đầu tư chiêu dụng.

Để tạo ra một hệ thống Trần & Lam ổn định, có kết cấu bền vững đòi hỏi kỹ thuật thi công phải đúng quy trình được thực hiện bởi đội ngũ thợ có tay nghề cao, có kiến trúc chuyên môn và kinh nghiệm thực tế.

2. Kỹ thuật thi công vật liệu Trần nhôm

Thực hiện lắp đặt hệ Trần nhôm tương đối đơn giản, thời gian thi công ngắn nhưng đòi hỏi đúng kỹ thuật với đầy đủ các bước sau đây.

2.1. Chuẩn bị

Trước khi bắt tay vào lắp đặt trần, người thợ cần chuẩn bị và kiểm tra lại xem đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị cần thiết chưa. Đảm bảo rằng phải có các món sau:

– Nón, giày bảo vệ

– Dây đeo an toàn theo đúng quy định (sử dụng cho những khu vực lắp đặt đòi hỏi độ cao).

– Bộ dụng cụ thi công (ổ cắm điện, máy khoan, máy bắn vít, …)

– Hệ trần nhôm

– Phụ kiện trần nhôm đi kèm cần có như: xương cài, dây thép treo, móc treo, phào trần, …

– Thẻ cho phép ra vào công trường theo đúng quy định.

2.2. Quá trình thi công

Sau khi kiểm tra vật tư đầy đủ và được sự phê duyệt cho phép thực hiện của chủ đầu tư, bạn có thể tiến hành thi công.

Bước 1: Công tác chuẩn bị, xác định vị trí

Tiến hành bắt giàn giáo thi công, sử dụng máy trắc đạc xác định độ cao mặt trần và bắt mực lên tường theo đúng cao độ trần thiết kế.

Đội ngũ nhân viên thực hiện đo đạc theo đúng thông số được cung cấp trong bản thiết kế

Bước 2: Lắp V viền tường

Thực hiện cố định viền tường thanh V. Tùy thuộc vào loại vách sử dụng mà chúng ta sẽ khoan hoặc dùng búa đóng đinh nhằm cố định thanh viền tường vào phần vách.

Ngoài ra còn phụ thuộc vào vách sẽ cố định khoảng cách phù hợp giữa các lỗ đinh hoặc khoan lỗ nhưng cần đảm bảo không được quá 300mm. Trong đó, sai số cho phép khi cố định thanh viền tường là ±4mm.

Bước 3: Định vị xương trần

Chọn phương của thanh xương phù hợp với hướng bố trí điểm treo. Theo đó, khoảng cách giữa các thanh xương theo bản vẽ cấu tạo của trần nhôm đã được chủ đầu tư duyệt qua.

Bước 4: Lắp ty treo

Khoan để định vị các bu lông nở lên vị trí trần. Khoảng cách tối đa cho phép giữa các điểm treo ty là 1200mm. Khoảng cách từ vách tới điểm treo ty đầu tiên là 610mm. Tất cả các điểm treo sẽ dùng khoan bê tông khoan trực tiếp vào sàn BTCT bằng mũi khoan 8mm cũng như được liên kết bằng Pát, tắc kê nở hay tắc kê đạn hoặc tắc kê đạn nổ (tùy vào từng loại khung).

Bước 5: Lắp xương trần

Cố định thanh xương vào các điểm ty và liên kết với ty ren bằng 2 đai ốc M6 (con tán) hãm trên thanh ty ren. Tiếp theo, khóa chặt thanh xương và móc treo bằng dụng cụ bulong M6.

Bước 6: Căn chỉnh khung xương trần

Sau khi lắp đặt hoàn thiện, đội ngũ thợ cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt khung thật phẳng. Kiểm tra lại kỹ lưỡng cao độ cho chính xác bằng máy Laser.

Bước 7: Lắp đặt tấm trần

Quá trình lắp đặt tấm trần hoàn thiện sau khi đã được nghiệm thu cao độ khung xương.

Hệ thống Trần nhôm kiên cố, vững chắc sau khi được gia công cẩn thận

2.3. Lưu ý lắp đặt

– Vị trí lắp đặt hệ trần nhôm cần chú ý không nên quá cao.

– Đảm bảo cung cấp đầy vật liệu để kỹ thuật viên thi công an toàn, nhanh chóng.

– Nên ưu tiên lựa chọn chất liệu nhôm cao cấp để nâng cao chất lượng cho công trình.

– Thực hiện đúng theo quy trình và quy định tiêu chuẩn.

– Kiểm tra lại bản vẽ kỹ thuật, khảo sát thực tế trước khi bắt đầu.

3. Kỹ thuật thi công vật liệu Lam nhôm

Xu hướng lắp đặt Lam chắn nhôm trong các tòa cao ốc, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, … đang ngày càng trở nên phổ biến.

Sản phẩm được đúc từ hợp kim nhôm với tác dụng chắn nắng, điều hướng ánh sáng hiệu quả giúp đổi mới phong cách kiến trúc.

Thi công Lam nhôm đúng cách giúp bạn yên tâm về độ bền công trình cũng như đảm bảo tính an toàn trong quá trình sử dụng dài lâu.

3.1. Hướng dẫn thi công

Bước 1: Lựa chọn loại lam nhôm lý tưởng phù hợp theo đúng bản thiết kế cũng như Spec của dự án.

Bước 2: Công tác chuẩn bị: Bắt giàn giáo, sử dụng máy trắc đạc nhằm xác định đúng cao độ và bắt mực lên tường theo cao độ đã được cập nhật trong bản vẽ.

Bước 3: Lắp hệ khung xương đỡ.

Bước 4: Cân chỉnh hệ khung xương sao cho đúng cao độ theo yêu cầu quy định.

Bước 5: Lắp Lam nhôm hoàn thiện.

Lam nhôm được lắp đặt tại các công trình hiện đại cũng như nhà phố với nhiều công năng thú vị

3.2. Yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật

– Khoảng cách giữa các thanh lam phải đều nhau.

– Những lắp bịt lỗ vít cần phải được bổ sung đầy đủ, bơm kem cho nắp vít lắp đặt ở cạnh dưới của phần thanh lam.

Thi công hệ Trần & Lam nhôm không quá phức tạp nhưng nó đòi hỏi kỹ thuật chuyên nghiệp và bài bản. Nếu bạn đang kiếm tìm đơn vị thi công giàu kinh nghiệm thì hãy liên hệ với Top American Corporation để được phục vụ 24/7 nhé!

Liên hệ ngay với chúng tôi

Hotline: 0933.178.272 – 0934.562.033

Website: www.tac-industry.com

Fanpage: Top American Corporation

để được tư vấn và giải đáp những thắc mắc về sản phẩm.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM